Cách đấu loa âm trần – lắp đặt âm trần dễ hiểu nhất

Loa âm trần là thiết bị âm thanh hiện đại đang ngày càng được phổ biến và có tính ứng dụng cao. Để có thể dễ dàng lắp đặt được loa âm trần cho chất lượng âm thanh hay nhất mà không cần phải thuê người hay dịch vụ thi công lắp đặt, bạn chỉ cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản nhất định mà Tiến Cường Audio cung cấp trong bài viết sau đây.

Biết cách lắp đặt loa âm trần cho lợi ích gì?

Nếu bạn biết cách lắp đặt loa âm trần, các bạn sẽ dễ dàng đạt được những ưu điểm sau đây trong quá trình sử dụng:

Dễ dàng phát huy tối đa hiệu quả của loa âm trần

Khi biết cách lắp đặt loa âm trần, bạn sẽ chủ động hơn trong quá trình sử dụng nhờ việc nắm được các quy tắc đi dây, đấu nối thiết bị, dễ dàng sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Hệ thống loa âm trần muốn phát huy tối đa khả năng hoạt động thì cần được lắp đặt chuẩn chỉnh. 

 

Trong trường hợp bạn lắp loa âm trần sai vị trí, khi mở âm thanh sẽ rất khó nghe, không đạt được hiệu năng như mong muốn. 

Hình ảnh 

Đảm bảo tính an toàn cho hệ thống

Hiểu được cách lắp đặt loa âm trần, bạn sẽ chủ động hơn trong việc đảm bảo tính an toàn cho hệ thống nhờ kịp thời can thiệp để điều chỉnh cũng như biết được các vấn đề trục trặc của loa để hạn chế tối đa sự cố trong quá trình sử dụng, tránh xảy ra cháy nổ, rơi vỡ không an toàn. 

 

Một lưu ý nhỏ đó là để âm thanh hay nhất và hạn chế cho âm thanh không lọt sang phòng bên cạnh, các bạn nên sử dụng phụ kiện hộp backcan chính hãng. Hộp ốp sau loa còn có tác dụng ngăn côn trùng, các tác động từ môi trường bên ngoài cũng như làm tăng tuổi thọ cho loa. 

Tính toán chi tiết và tiết kiệm chi phí lắp đặt

Bạn hoàn toàn có thể tính toán được cách đi dây như thế nào cho chính xác giúp tiết kiệm chi phí phụ kiện nhất. Ngoài ra, bạn cũng không cần tốn tiền cho việc thuê dịch vụ thi công, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa loa. 

Các tiêu chí lắp đặt loa âm trần cần đảm bảo

Loa âm trần lắp đặt như thế nào là đảm bảo? Một số tiêu chuẩn lắp đặt loa âm trần cần đạt được bao gồm: 

    • Đảm bảo tính thẩm mỹ sau khi lắp: Cần đạt được vẻ hài hòa cho căn phòng sau khi lắp đặt loa, cắt lỗ cho vừa loa, cân đối vị trí phù hợp để khi lắp không bị hở làm giảm tính thẩm mỹ. 
    • Chất lượng âm thanh: Âm thanh phát ra từ loa cần được phủ đều trong không gian phòng và có độ lớn phù hợp, tạo cảm giác dễ chịu khi nghe. 
  • Đi dây gọn gàng: Hệ thống loa cần được lắp đặt thông minh, vị trí đi dây nổi hay chìm cũng ảnh hưởng lớn đến mỹ quan bên ngoài cũng như liên quan đến việc sửa chữa, bảo dưỡng sau này. 
  • Lắp đặt chắc chắn, an toàn: Lắp đặt loa âm trần cần được bảo đảm tính an toàn cao, tránh được hiện tượng rơi vỡ, gây nguy hiểm.

Cách lắp đặt loa âm trần đúng kỹ thuật, an toàn cho người mới

Sau đây là cách lắp đặt loa âm trần nhanh chóng, đơn giản và rất dễ thực hiện dành cho người mới bắt đầu:

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

Dụng cụ lắp đặt khá quan trọng, bạn có thể thỏa thích lựa chọn loa có thiết kế và trọng lượng phù hợp. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại loa âm trần để các bạn lựa chọn. Chuẩn bị Amply dòng lắp đặt chế độ 70 hoặc 100 vol cho loa âm trần chạy biến áp hoặc có thể sử dụng amply công suất trở kháng 4,8Ohm cho  loa âm trần không biến áp.

Tiếp theo là các dụng cụ sau: 

  • Dây dẫn âm thanh chuyên dụng
  • Jack 3.5 
  • Khuôn bao bọc loa âm trần
  • Kìm cắt xương (thường là xương thạch cao)
  • Dao rọc giấy, cưa và thang
  • Bút thử điện, bút bi, băng dính 

Ngoài ra các bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số thiết bị điện khác nếu cần thiết.

Hình ảnh 

Xác định vị trí phù hợp để lắp đặt loa âm trần

Loa âm trần thường được thiết kế dạng hình tròn với góc phủ âm hình nón. Chính vì vậy, các bạn có thể lắp loa âm trần ở vị trí trung tâm hoặc đối xứng nhau để giúp âm thanh phủ khắp mọi hướng trong không gian. Bên cạnh đó là vấn đề thẩm mỹ giữa loa và không gian căn phòng. 

Khoan lỗ/Khoét lỗ lắp đặt loa

Bạn cần xác định được vị trí lắp loa trên trần bằng cách sử dụng thang, dùng khuôn loa và bút để vẽ phác họa vị trí lắp đặt trên trần. Nếu là tường thạch cao, có thể sử dụng khoan hoặc cưa để cắt theo đường vẽ. 

 

Nên sử dụng dao nhỏ như dao rọc giấy để định hình trước rồi mới dùng cưa. Nên cắt lỗ có kích thước lớn hơn loa một chút để đảm bảo tính thẩm mỹ. Khi dùng khoan, cắt, cần sử dụng khẩu trang, đeo kính bảo hộ để đảm bảo an toàn. 

Đi dây cho hệ thống sau khi lắp đặt 

Đây là bước mất thời gian nhất, đòi hỏi sự khéo léo của người thi công. Cần đi dây khoa học, tiết kiệm phụ kiện nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, không làm dây dẫn bị rối, vướng mắc vào nhau.

 

Nếu lắp đặt loa âm trần cho gia đình thì khá đơn giản nhưng để lắp đặt cho các không gian lớn như khách sạn, nhà hàng,… thì cần các thiết bị hỗ trợ khác như chiết áp, Amply,… sẽ phức tạp hơn. Các bạn có thể chọn cách lắp đặt dây dẫn đi nối tiếp hoặc song song vì loa âm trần thường có độ trở kháng cao. Với các vị trí không thể đi đây ngầm, bạn cần sử dụng thêm ống gen để hỗ trợ. 

Hoàn thiện lắp đặt và kiểm tra độ chắc chắn

Bạn cần đấu loa âm trần với nhau và đấu cùng Amply để hoàn thiện khâu lắp đặt. Mỗi mẫu loa sẽ có một cách lắp đặt khác nhau. Sau khi lắp đặt xong, bạn cần kiểm tra độ chắc chắn của loa, tránh trường hợp thao tác lắp loa không chắc chắn gây ra hiện tượng âm thanh kém hoặc loa bị rơi vỡ. Tiến hành làm sạch loa bằng khăn khô mềm để loại bỏ những vết bụi bẩn trong quá trình lắp đặt. 

Kiểm tra sau khi lắp loa âm trần và điều chỉnh

Sau khi thi công loa âm trần xong, các bạn cần trải nghiệm kiểm tra chất âm của loa để xem loa có hoạt động tốt không, có lỗi hay trục trặc kỹ thuật gì không để có giải pháp nhanh chóng nhất khắc phục. 

 

Với tất cả thông tin chia sẻ về cách lắp đặt loa âm trần qua bài viết trên đây. Hy vọng các bạn đã biết cách lắp đặt và những lưu ý cơ bản nhất khi lắp loa âm trần. Mặc dù các bước lắp đặt khá đơn giản nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng hoặc liên hệ đơn vị thi công lắp đặt loa để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *